doanh nghiệp ngành dây cáp điện có những bước ngoặt gì trong thị trường hiện nay?
Bước ngoặt của doanh nghiệp ngành dây cáp điện.
Thực trạng kinh tế đang là áp lực đối với đại đa số doanh nghiệp, thì đây lại là thời điểm bước ngoặt đánh dấu sự trở mình của các doanh nghiệp ngành dây và cáp điện.
Cáp điện trong nước cung ừng cho ngành điện chiếm 80 – 90% thị phần
Theo đánh giá mới đây từ Hội Dây và Cáp điện TP.HCM, ngoại trừ những doanh nghiệp thuộc đối tượng nhỏ vẫn còn khó khăn, thì hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành đều “ăn nên làm ra”. Một số doanh nghiệp đã quyết định đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng nhà máy mới và điều này đã mang lại kết quả kinh doanh khá khả quan . Điển hình là trường hợp của các Công ty Vĩnh Thịnh, Dây và Cáp điện Thịnh Phát và Điện Thắng…
Riêng Công ty Dây và Cáp điện Thịnh Phát, kinh doanh trong 9 tháng đầu năm ước đạt 2.000 tỷ đồng và dự báo cả năm là 2.500 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011.
Trong những tháng đầu năm, xuất khẩu cáp điện đạt giá trị hơn 2,5 triệu USD ở các thị trường Lào và Campuchia. Ngoài ra, Công ty tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới là Myanmar.
Ở thị trường nội địa, Công ty mở rộng hệ thống phân phối, đặt văn phòng đại diện ở miền Bắc và miền Trung, xây dựng đội ngũ marketing năng động, linh hoạt…
Ông Võ Tấn Thịnh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty, cho biết, giải pháp của Thịnh Phát là phải thực hiện phương án mở rộng quy mô sản xuất, tái đầu tư và có củng cố toàn diện về quản trị, cải tiến quản lý doanh nghiệp song hành với quá trình thay đổi công nghệ. “Khi thực hiện hài hòa các phương án đó thì giá thành sẽ thực sự rẻ hơn”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Hiện tại, ước tính sản phẩm cáp điện của doanh nghiệp trong nước cung ứng cho ngành điện chiếm khoảng 80 – 90% tổng thị phần. Ngay cả các đối thủ “nặng ký” nhất như doanh nghiệp Trung Quốc vẫn khó thắng các doanh nghiệp Việt tại các cuộc đấu thầu do khó đọ về giá cả lẫn chất lượng.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp đầu ngành sản xuất dây cáp điện, ông Nguyễn Lộc, Tổng giám đốc Công ty CP Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi), cũng cho rằng, thị trường dây và cáp điện trong nước còn khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước.
Gần đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan và kể cả Nhật Bản, Trung Quốc… cũng sang Việt Nam tìm hiểu, đầu tư sản xuất mặt hàng này. Trong 9 tháng đầu năm, Cadivi đã lãi khoảng 160 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung của những công ty lớn trong ngành, giai đoạn DN ngành dây và cáp điện “thắng trên sân nhà” chưa chắc sẽ kéo dài, bởi thời gian tới mới thực sự là giai đoạn cạnh tranh thực sự một khi Việt Nam chính thức “mở cửa” hoàn toàn thị trường này.
Nguồn copy
Xem thêm về Thabi Group